Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Giới thiệu

DU LỊCH TÂM LINH DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH, CHÙA LÀNG THƯỢNG, XÃ BẢO LÝ, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

16-04-2024

DU LỊCH TÂM LINH DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH, CHÙA LÀNG THƯỢNG 1. Chùa làng Thượng: Chùa làng Thượng có tên Phúc Hoa Linh Tự, chùa Phúc Hoa được xây dựng từ thời hậu Lê Hoàng Triều Vĩnh Khánh năm giáp dần 1734 trên khu rừng cổ nguyên sinh gọi là rừng Chùa. Rừng chùa nguyên sinh có nhiều gỗ quý, cổ thụ như: cây Thông, Lim, Sến, Tâu và có nhiều sinh vật sinh sống trong rừng, chùa. Khuân viên rừng, chùa có diện tích 8360m², không có tranh chấp. Chùa xây trên đỉnh núi nhìn về hướng tây xung quanh là đồng ruộng. Kiến chúc chùa được xây theo kiểu chuôi vồ, có nhà Thượng Điện và Tiền Bái. Nhà thượng điện có chiều ngang 7,6m, chiều dọc 4,4m. Nhà tiền bởi chiều ngang 7,2m, chiều dọc 4m. Tương truyền tại nhà thượng điện có đông đủ các vị La Hán và Chư Phật, theo khoa giáo nhà phật. Tòa tam bảo có chư phật Thích Ca Di Đà Tam Thế, ngày nay còn lại ba vị tam thế là vật nguyên thủy từ khi có chùa. Nhà tiền bái thờ phật đức chúa bên trái, đức thánh hiền bên phải, các pho tượng này ngày nay đã bị thất phát, không còn. Hình thái kiến trúc và chư phật thờ tại chùa ngày nay là do nhân dân làng Thượng kiến thiết và bổ xung sau ngày hòa bình lập lại. Trước đây chùa làng có sự Cụ, sư Bác, sư Thầy và sư Tiểu đèn nhang thường xuyên, nhà chùa có ruộng đất sản xuất sản phẩm dùng trong sinh hoạt của - nhà chùa. Trong cuộc kháng chiến chống pháp nhiều cơ quan nhà nước, đơn vị bộ đội đã đặt trụ sở làm việc, kho tàng tại chùa: - Phân hiệu trường Quân chính liên khu Việt Bắc - Xưởng dệt tháng 8 thuộc Ty Tài chính TW - Xưởng in, nhà in Việt Hưng - Xưởng quân giới quân khu 1 đặt phân xưởng sản xuất, chế tạo vũ khỉ tại chùa và đặt kho vũ khí xung quanh khu vực rừng chùa. Tại đây, năm 1950 nhà chùa Làng Thượng đã hiến cho Nhà nước một quả chuông đồng nặng 200kg để chế tạo vũ khí, ông Vũ Đình Trụ là cán bộ phụ trách phân xưởng thường xuyên và trực tiếp đến chùa để chỉ đạo việc sản xuất vũ khí. Nay ông là Đại tá đã nghỉ hưu, và đã mất tại tỉnh Thái Nguyên. 2. Đình làng Thượng. Đình làng Thượng là một ngôi đình kiến trúc cổ kính, được xây dựng từ sau khi có Làng Hậu Lê (1729-1734). Theo các cứ liệu chép trong thần tích thần sắcsố hương ước xã Chỉ Mê, Tổng Lý Nhân, nhân dân làng Thượng đã xây đình trên một gò đất thuộc khu vực xóm định. - Nơi ấy nguyên xưa là gỏ đất - Nơi ấy làng tôi đã đắp bệ làm Đình - Nơi ấy cẩm không được chăn trâu bò và làm nhà ở, ngoài việc thờ cúng tế lễ thì không còn làm gì nữa. (nguyên văn chép trong số hương ước xã Chỉ Mê, Tông Lý Nhân, lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam). Khuôn viên khu đồi làm Đình có diện tích 1.000m², không có tranh chấp. Cụm di tích văn hóa đình cổ làng Thượng là một quần thể văn hóa, trung tâm định có đình và các cây cổ thụ như: Sơn, Sấu, Đại, Bàng tán lá quanh năm tỏa mát sân Đình. Hai cây Đại cổ thụ trước cửa đình có niên đại tương truyền gần ba trăm năm tuổi (Từ khi có đình). Bên phải đình là Ao Đình, nhân dân làng Thượng đào đất đắp lên gò thành Ao Đình, bên trái đình là Giếng Đình, Giếng đá cổ linh, Giếng có mạch nguồn vô tận, quanh năm trong xanh mát sạch, các cụ bản đình thường lấy nước giếng đình làm lễ thánh mỗi khi tế lễ, các bô lão bản đình có bài thơ Tức cảnh khắc trên bia đá tại giếng đình. Mạch nguồn vô tận giếng cổ linh Nước mắt trong xanh, sạch giếng đình Di tích lịch sử văn hóa quý Văn minh bảo trọng Giếng Thần linh Bài thơ được khắc bằng hai thứ tiếng quốc ngữ và hán nôm. Dịch thơ: Nước phun đáy giếng cổ linh Trong xanh mát sạch giếng đình làng ta Lịch sử văn hóa quê nhà Tôn tu bảo trọng, ấy là văn minh +) Văn hóa kiến trúc: Đình làng Thượng được xây theo hướng Tây Nam, kiến trúc cổ kính, ba gian, hai trái, bốn mái đảo cong, nóc đình có Lưỡng Long chầu nhật, nội cung đình kiến trúc cổ có ban công trên cao, bốn cửa ban công chỉ được mở ra khi tế lễ. Trong ban công là nơi đặt đại ngai Thành hoàng hôm sắc sơn son thiếp vàng, lưu cất sắc phong dưới cung đình có song mã lọng tần nhạc, khi tế lễ có Chiêng đồng ngọc lạc.

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 245670